Căn cứ công văn số: 6678/BYT-UBQG50 ngày
30/10/2024 về việc triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
năm 2024.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS (10/11 đến ngày 10/12/2024) và kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống AIDS
01/12, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống AIDS của Ủy ban Quốc gia
phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm ban hành Kế hoạch và hướng dẫn các Bộ,
ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Tháng hành
động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12/2024).
Tăng cường sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các
nhà hoạch định chính sách cùng toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS
tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đẩy mạnh cung cấp các dịch
vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS như: Dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm
phát hiện HIV, điều trị sớm HIV/AIDS và đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của
người nhiễm HIV hướng tới tăng tiếp cận dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS cho
người dân.
Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ toàn diện về
phòng, chống HIV/AIDS: dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện HIV, điều
trị sớm HIV/AIDS và đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV hướng
tới tăng tiếp cận dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm
HIV; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV, tạo điều kiện
để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc
biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Để giải quyết vấn đề khó khăn trong tiếp cận dịch
vụ, Việt Nam đã triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ đa dạng và linh hoạt.
Ngoài các cơ sở điều trị HIV/AIDS công lập và tư nhân, đã có các mô hình cung
cấp dịch vụ lưu động và tiếp cận cộng đồng, giúp mang dịch vụ đến gần hơn với
các nhóm nguy cơ cao. Việt Nam cũng đã tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực
cho đội ngũ nhân viên y tế trong làm việc với các nhóm nguy cơ cao. Các khóa
đào tạo chuyên sâu về HIV/AIDS và các kỹ năng tiếp cận, tư vấn cho các nhóm đặc
thù này đã giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm thiểu kỳ thị từ phía nhân
viên y tế. Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng người nhiễm HIV và
các đối tác phát triển phối hợp chặt chẽ, tiếp tục nỗ lực giảm kỳ thị và phân
biệt đối xử để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm nguy cơ cao tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ phòng ngừa và điều trị HIV.
Vì vậy, việc Việt Nam chọn chủ đề "Công bằng,
bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS" thể hiện cam kết
giải quyết những bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Điều này
không chỉ phù hợp với định hướng của UNAIDS mà còn là bước đi cần thiết để đảm
bảo quyền tiếp cận dịch vụ cho mọi người dân, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao,
giúp Việt Nam đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Chủ đề
này cũng phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế và
tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận dịch vụ y tế một cách bình đẳng và
không bị phân biệt đối xử./.
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 hưởng ứng tháng
hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024.
Nguồn:
Theo Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm. |