Bệnh viện tâm thần trung ương 2
 
  TRANG CHỦ    LIÊN HỆ    GÓP Ý     ĐĂNG NHẬP
 LIÊN KẾT WEBSITE
 THỐNG KÊ WEBSITE
Lượt truy cập: 000000
  Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định phám y tâm thần
1. Đặt vấn đề:
Động kinh là một vấn đề lớn đối với ngành Y- tế của mỗi quốc gia cũng như đối với y học.
Bệnh này không chỉ gây tác hại đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến người khác, gia đình, xã hội. Trong giám định pháp y tâm thần, theo Trần Văn Cường (1996) người bệnh động kinh chiếm tỷ lệ 12.25%.[9]       
Giám định hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh là một nhiệm vụ quan trong và phức tạp trong giám định pháp y tâm thần. Xã hội càng phát triển, càng thêm nhiều yếu tố tác động đến bệnh nhân động kinh làm công tác giám định pháp y tâm thần càng thêm phức tạp. Người phạm tội có phải do động kinh không? Yếu tố nào liên quan thúc đẩy hành vi phạm tội? Chỉ có những căn cứ chính xác, người thầy thuốc mới xác định được bệnh, xác định được năng lực trách nhiệm với hành vi phạm tội.
       Để góp phần xác định chẩn đoán, có kế hoạch theo dõi, quản lý, điều trị và hạn chế hành vi phạm tội của bệnh nhân động kinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau:
    1 -  Đánh giá đặc điểm lâm sàng của động kinh trong giám định pháp y tâm thần.
    2 -   Khảo sát một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội của bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
2.1 Đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh
Cơn động kinh( Epileptic seizure) là biểu lộ của một phóng lực bất thường, quá mức và đồng thì của một nhóm các noron của não bộ. Các biểu lộ lâm sàng của cơn mang tính chất đột ngột, nhất thời và rất đa dạng như triệu chứng vận động, triệu chứng cảm giác, triệu chứng tâm thần. Trong cơn, bệnh nhân có thể còn hay mất ý thức . Đặc điểm của triệu chứng trong cơn bị qui định bởi vùng não bộ có nơron cho phóng lực bất thường [2]. 
Động kinh (Epilepsy) là thuật ngữ để chỉ một tình huống trong đó người bệnh bị đi bị lại nhiều cơn động kinh
    Theo thống kê củaTổ Chức Y Tế thế giới  (WHO): tỷ lệ người mắc bệnh động kinh trên thế giới khoảng 0,5% dân số, thay đổi tùy theo địa lý, như ở Pháp và ở Mỹ là khoảng 0,85%; Canada là 0,6% [1]. 
Theo Trần Đình Xiêm, tỷ lệ bệnh động kinh trong và ngoài nước là 0,4 – 0.5% dân số [1].
  Phân loại động kinh
     Hệ thống phân loại các cơn động kinh của ILAE – Đoàn quốc tế chống động kinh (Intenational League Against Epilepsy) dựa cơ sở duy nhất trên các biểu lộ lâm sàng và EEG của các cơn và hoàn toàn không căn cứ vào nguyên nhân, cơ sở giải phẫu bệnh học và sinh lý học của các cơn này. Theo phân loại này, Các cơn đông kinh được chia làm 3 thể chính là cơn động kinh cục bộ, cơn động kinh toàn thể hóa và cơn động kinh không phân loại[6].
      Các rối loan tâm thần rất hay gặp ở bệnh nhân động kinh. Theo nhiều tác giả, khoảng 30-50% bệnh nhân động kinh có những khó khăn về tâm thần [7]. Các rối loạn tâm thần cấp và mãn trong động kinh chiếm một vị trí quan trong trong lâm sàng của bệnh động kinh. Các rối loạn tâm thần cấp tính xẩy ra có tính chất kế tiếp, các rối loạn tâm thần mãn xẩy ra ở các giai đoạn xa của bệnh. Sự kéo dài của bệnh động kinh là yếu tố quyết định cho sự phát sinh các rối loạn tâm thần .

2.2 Các yếu tố liên quan đến hành vi pham tội trên bệnh nhân động kinh
Hành vi phạm tội ở người bệnh tâm thần đã được nhắc đến từ cuối thế kỷ 18. Từ những năm1950 các nhà tâm thần học đã đóng một vai trò tích cực trong các tòa án dân sự. Hành vi phạm tội có liên quan đến bệnh tâm thần ? Nguồn gốc tội phạm? các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực? đó là các câu hỏi mà các thầy thuốc tâm thần phải trả lời để đưa ra kết luận ở mọi cấp độ của hệ thống tư pháp. Theo Paul Mullen nhóm rối loạn trầm cảm, sự tấn công, kích động thường nhằm vào chính bản thân họ. Các bệnh lý hưng cảm, hành vi phạm tội gây ra do mất khả năng kiềm chế hay lố lăng về tình dục. Bệnh tâm thần phân liệt có tỉ lệ 1-2% liên quan đến bạo lực và trong đó cơ hội của cơn tấn công giết người khoảng 0.05%.  
Yếu tố bệnh lý
- Cơn thoáng báo tâm thần :
- Cơn tương đương: Còn gọi là cơn tâm thần vận động hay cơn tự động.
- Trạng thái lú lẫn: Lú lẫn động kinh thường đi kèm theo các yếu tố lo âu, thường có khuynh hướng kích động giận dữ.
- Các trạng thái hoàng hôn: Hoàng hôn là trạng thái tâm thần cơ bản của động kinh và hay gặp trong pháp y tâm thần, có đặc điểm khởi đầu đột ngột, cơn ngắn và quên sau cơn. Trạng thái này bấp bệnh trong nhiều ngày, giai đoạn hoàng hôn và tỉnh táo xen kẽ nhau. Chính trong trạng thái này  thường xuất hiện những cơn bỏ chạy với những khuynh hướng hành hung giết người hoặc tự sát .Trong cơn xuất hiện những hiện tượng  lạ lùng mê mộng, ảo tưởng, ảo giác, ý tưởng thần bí. Bệnh nhân có hai hiện tượng: phái hoại,  độc ác đồng thời có ý tưởng cao đẹp: Xây dựng tôn giáo, trật tự, xã hội...
Biến đổi nhân cách : Những bệnh nhân lâu ngày thường xuất hiện những nét biến đổi nhân cách đặc trưng  hay còn gọi là nhân cách động kinh với những đặc điểm :
- Tính bất ổn (giao động): 
- Tính bùng nổ 
- Tính bầy nhầy : 
- Tính vị kỷ : 
Bệnh nhân động kinh có nguy cơ có hành vi phạm tội trong cơn, nhưng đa số gặp ở ngoài cơn với đặc điểm lầm sàng ngày càng phong phú có khi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm, hủy hoại tài sản ..trên nền biến đổi nhân cách, bệnh nhân động kinh thường gặp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phạm tôi [11]. 
      Pau Mullen cho rằng: có nhiều yếu tố liên quan đến tỉ lệ cao các hành vi bạo lực, một số yếu tố đúng với mọi người, một số khác chỉ đúng với người có rối loạn tâm thần, bao gồm:  Giới và tuổi – các hành vi bạo lực gặp chủ yếu ở nam giới đặc biệt là tuổi trẻ[11].
 Các yếu tố bên ngoà
- Yếu tố tâm lý xã hội
Các hoàn cảnh xã hội:  Nghèo khó, mặc dù có liên quan song ít quan trọng hơn người có mặc cảm do bị mất hoặc giảm sự quan tâm của xã hội. Người bệnh bần cùng hóa bị bỏ mặc, bị hắt hủi của cộng đồng [11]. Bệnh nhân không có việc làm, không có gia đình, không có các mối qua hệ ràng buộc và cách ly xã hội .. cũng chính những yếu tố này  làm tăng nguy cơ phạm tội. Tác giả còn cho rằng các hành vi phạm tội trong quá khứ giúp cho việc dự đoán hành vi trong tương lai. Bản chất của sự phạm tội có thể cho biết khả năng tình huống phạm tội tương tự có thể tái diễn. Nguy cơ cao xuất hiện hành vi bạo lực ở những người dễ tức giận, đa nghi quá mức, sẵn sàng phạm tội trước một vài lời nói hay hành động của người khác và tự cho là đúng trong việc theo đuổi các quyền mà họ đòi hỏi.
- Lạm dụng rượu và ma túy là mối nguy cơ sát  thực nhất ở những người rối loan tâm thần cũng như động kinh.
- Yếu tố cơ thể: Mệt mỏi, bệnh cơ thể  như sốt, mất ngủ … là yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh. Theo Trần Văn Cường (1996) yếu tố cơ thể trong nhóm đói tương này là 32,5%

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
3.1. Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tương nghiên cứu là 32 trường hợp phạm tội hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại phân viện giám định pháp y tâm thần phía nam từ tháng 4 /2010 đến 10 năm 2011 được chẩn đoán xác định bị bệnh động kinh.

3.2. Tiêu chuẩn đối tượng nghiên cứu 
-   Đối tượng nghiên cứu là đối tượng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại phân viện giám định pháp y tâm thần phía nam, được hội đồng giám định kết luận động kinh.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo ICD 10 năm 1992 mục G về bệnh hệ thần kinh
- Tiêu chuẩn xác định cho đối tượng nghiên cứu gồm 2 yếu tố:
        + Về lâm sàng : Có cơn động kinh trên lâm sàng
   + Về điện não:  ĐNĐ có biến đổi bệnh lý phù hợp với cơn động kinh trên lâm sàng  

 3.3. Tiêu chuẩn loại trừ :
- Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu 

3.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang theo mẫu thuận tiện:
- Mẫu được chọn là bệnh án trong thời gian theo dõi giám định, các xét nghiệm cận lâm sàng, biên bản giám định pháp y tâm thần. Chỉ sử dụng các mẫu đáp ứng đủ các yêu cầu theo mẫu hồ sơ bệnh án nghiên cứu. 
- Bệnh án theo mục tiêu nghiên cứu: Bệnh án lập chi tiết với các mục tiêu cụ thể.
    + Tiền sử: Tiền sử sản khoa, nhi khoa , gia đình.
    + Bệnh sử: 
    + Quá trình phạm tội.
    + Các yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội: Đặc điểm tâm lý, tình trang cơ thể, trang thái tâm thần, nghiện chất…
- Sử dụng các kết quả của hội đồng giám định đưa đưa vào nghiên cứu

3.5. Sử lý số liệu: 
Theo các thuật toán thông kê y học trên máy tính 

3.6. Thời gian thực hiện: 
Từ 20 tháng 5 năm 2011 đến 20.10.2011
  -  Từ 20.3 đến 30.4 Thông qua đề tài
  -  Từ 15.5 đến 20.9 Lấy số liệu
  -  Từ 21.9 đến 2.10 Sử lý số liệu
  - Tháng 10.2011 Nghiệm thu đề tài

4- KẾT QUẢ
4.1 Một số đặc điểm chung:
 
4.2 Đặc điểm lâm sàng của động kinh trong giám định pháp y tâm thần:
4.2.1 Phân loại bệnh nhân theo cơn động kinh:
     
Bảng 4 cho thấy có 2 loại cơn động kinh trong đó có 2 loại cơn cục bộ, 3 loại cơn toàn thể . Về tỉ lệ, cơn cục bộ đơn giản chiếm tỉ lệ 3,125%, cơn động kinh thùy thái dương có tỉ lệ 6,25%. Cơn nhỏ 3,125%, cơn giật cơn 9,357%, Cơn lớn 78,357%.  Sự khác biệt giữa động kinh cơn lớn với các loại cơn khác có ý nghĩa thống kê với P 5-(1;2;3;4) < 0.001.

4.2.2 Đặc điểm dùng thuốc kháng động kinh

      

Bảng 5.1. cho thấy bệnh nhân sử dụng thuốc kháng động kinh chiểm tỷ lệ 81,2%. Số bệnh nhân không sử dụng thuốc là 6 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,8%. Bảng 5.2 cho thấy số bệnh bệnh nhân dùng thuốc không đều chiểm tỷ lệ 76,9% so với 23,1% bệnh nhân tuân thủ việc điều trị, so sánh này có ý nghĩa thống kê với p<0,001

4.2.3. Nguyên nhân gây động kinh
Nghiên cứu của chúng tôi có 5 trường hợp không xác định và 27 trường hợp các định được nguyên nhân:

   

Biểu đồ 1 cho thấy nguyên nhân gây động kinh gồm 03 nhóm trong đó. Chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm nghiên cứu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P1-(2,3)< 0.001.

4.2.4. Đặc điểm của hành vi phạm tội
      
Bảng 6 cho thấy thời điểm bệnh nhân động kinh phạm tội ngoài cơn chiếm tỉ lê 96,8% So với nhóm bệnh nhân phạm tội trong cơn là 3,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội của bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần.
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội của bệnh nhân động kinh:
     
Bảng 7 cho thấy yếu tố bệnh lý chiếm tỉ lệ cao: 62,5%, so với yếu tố bên ngoài là:15,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001
4.3.2. Các yếu tố bệnh lý liên quan đến hành vi phạm tội
      
Bảng 8 cho thấy có 5 yếu tố, trong đó yếu tố nhân cách chiếm tỷ  lệ cao nhất(43,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,001.

4.3.4. Yếu tố bên ngoài

      
Trong bảng này, chúng tôi không phát hiện yếu tố cơ thể. Có 2 nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm yếu tố tâm lý –xã hội (43,8%)và chất kích  thích (9,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 0<0,001.

     
Trong bảng này cho thấy yếu tố xã hội chiếm tỷ lệ cao so với yếu tố gia đình. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

5. BÀN LUẬN

5.1 Về đối tương nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu 32 trường hợp trong đó trẻ nhất 19 tuổi và cao nhất 43 tuổi, tuối trung bình là 28,13(năm). Lứa tuổi gây án thuộc lúa tuổi trẻ. Kết quả này phù hợp với nhận định của  Pau Mullen : các hành vi bạo lực gặp chủ yếu ở nam giới đặc biệt là tuổi trẻ[11] 

5.2. Đặc điểm nhóm và cơn động kinh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm động kinh toàn bộ chiếm tỉ lệ cao nhất ( 90,6%), tiếp sau đó là động kinh cục bộ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần phù hợp với tác giả Trần Văn Cường ( 1996): động kinh cơn lớn chiếm 90% ở đối tượng bệnh nhân động kinh có hành vi phạm tội trong GĐPYTT [9].

5.3. Việc sử dụng thuốc kháng động kinh
Nghiên cứu của chúng tôi có 81,2% bệnh nhân sử dụng thuốc kháng động kinh và chỉ có 18,8% không sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không thường xuyên chiếm tỷ lệ  76,9% đều này cũng thể hiện sự liên quan đến việc dùng thuốc và hành vi phạm tội ở đối tượng bệnh nhân này. 

5.4. Về nguyên nhân động kinh.
      Chúng tôi thống kê được 3 loại nguyên nhân khác nhau, trong đó CTSN chiếm tỉ lệ cao nhất (59,4%). Kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Vinh năm (2005) nghiên cứu nguyên nhân do chấn thương sọ não chiếm 77,77% [10]. Sự khác biệt này chúng tôi cho rằng có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa cao so với các nghiên cứu trước đây.

5.5. Về đặc điểm hành vi phạm tội
Bệnh nhân động kinh phạm tội ở ngoài cơn chiếm tỉ lệ cao (96,8%) chỉ có (3,1%) động kinh trong cơn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số tác giả Gunn. Cho rằng cơn tự động của động kinh thực sự ít khi là nguyên nhân của phạm tội mà hành vi hung bạo là kết quả của rối loạn kiềm chế. Theo Ngô Văn Vinh, BNĐK phạm tội ở giai đoạn ngoài cơn động kinh là 95% và 5% ở trong cơn [10].

5.6. Các yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội của bệnh nhân động kinh.
Yếu tố bệnh lý và yếu tố bên ngoài.
Trong nghiên cứu của chúng tôi yếu tố bệnh lý chiếm tỉ lệ ( 62,5%) cao hơn yếu tố bên ngoài. Thời gian từ khi bị bệnh đến khi gây án phổ biến ở nhóm: 10 đến 14 năm (65,6%).  Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Trần Văn Cường (1996) yếu tố bệnh lý 62% và yếu tố ngoại lai 38% và Ngô Văn Vinh (2009) thời gian từ khi mắc bệnh đến khi phạm tội là trên 10 năm [10].
- Các yếu tố bệnh lý liên quan.
Nghiên cứu của chúng tôi có 07 yếu tố gồm: ý thức hoàng hôn, động kinh tâm thần, rối loạn tâm thần trong động kinh, rối loạn cảm xúc, rối loạn tư duy, rối loạn trí năng, rối loạn nhân cách. Rối loạn nhân cách có tỉ lệ cao nhất (43,8%) trong các yếu tố bệnh lý liên quan. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Chúng tôi coi đây là sự giải thích hợp lý vì bệnh nhân gây án sau khi mắc bệnh động kinh trên 10 năm, rối loạn nhân cách rất thường gặp trong các rối loạn tâm thần mãn của động kinh. Theo Pinatel J (1995) thì chính nhân cách khiêu khích, hung hăng, gây gổ là cốt lõi của khả năng phạm tội [15]. 
- Các yếu tố bên ngoài liên quan
Nghiên cứu của chúng tôi có 2 nhóm yếu tố: Yếu tố sử dụng chất kích thích (9,4%) và yếu tố  tâm lý- xã hội (43,8%). Yếu tố cơ thể chúng tôi chưa phát hiện được. 
Trong nhóm sử dụng chất kích thích: rượu chiếm ưu thế. 
Trong nhóm yếu tố tâm lý xã hội: yếu tố xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn yếu tố gia đình. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ngô Văn Vinh (2009) Yếu tố xã hội chiếm ưu thế [10]

6. KẾT LUẬN

1- Đặc điểm lâm sàng của động kinh trong giám định pháp y tâm thần.
- Tuổi trung bình là 28, nhóm động kinh toàn thể chiếm tỉ lệ 78,125%
- Có 84,4% động kinh được xác định được nguyên nhân, trong đó chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ 59,4%.
- Thời điểm phạm tội xẩy ra ở ngoài cơn động kinh (96,8%)
2- Một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội của bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần.
- Yếu tố bệnh lý là 62,5%, yếu tố bên ngoài là 15,6%
- Trong nhóm yếu tố bệnh lý, rối loạn nhân cách chiểm tỷ lệ 43,8%.
- Yếu tố bên ngoài: Yếu tố tâm lý- xã hội và nghiện chất. Yếu tố tâm lý xã hội là chủ yếu. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Đình Xiêm (1995) – Bài giảng tâm thần học- ĐH Y Dược TP HCM, tr 429 – 475
2. Hoàng Khánh (2010), Giáo trình sau đại học THẦN KINH HỌC, Nhà xuất bản đại học Huế, tr 40-1133
3. Vũ Quang Bích và Cộng sự (1994), Chẩn đoán và điều trị các loại cơn động kinh và co giật, Nhà xuất bản y học, tr. 15-27.
4.Nguyễn Xuân Thản (1998) – Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh - Học viện Quân Y, tr 150 – 156
5. Bệnh động kinh: Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống vietnamnet.vn
6. Lê Minh(2002)Ý nghĩa của phân loaị quốc tế về động kinh trong thực hành thần kinh học lâm sàng- Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh-Chuyên Đề Động Kinh - Tập 6 -Phụ Bản Số 3 - 2002  
7. Trần Viết Nghị (2000) Bài giảng Rối loạn tâm thần thực tổn (dành cho sau đại học) trường ĐH Y Hà nội 01-2000 - tr 96 – 110
8.Những dạng bệnh lý dễ dẫn đến phạm tội 5:40,28/6/2010-http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2008/1/72654,cand

9.Trần  Văn Cường(1996)- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần - Nội san tâm thần - bệnh viện tâm thần TW 21-27

10. Ngô Văn Vinh (2009) Nghiên cứu yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần. Đề tài NCKH cấp cơ sở Viện giám định pháp y Tâm thần TW

11.FONDATONS OF CLINICAL PSYCHIATRY(2001) – Sidney Bloch and Bruce.Singh
SECOND EDITION 2001   page : 423-446
12.WHO (1992) : Internatinal statistical classifical of diseases and Health problems.Tenth revision(ICD- 10)
13. Gunn J.(1988): Forensic psychiatry. Epilepsy.
Oxford texbook of psychiatry; 865- 868.

14.Frenwick P(1986): Aggression and epilepsy,
aspects of epilepsy and psychiatry. John Will and sons;
31- 56.
15. Pinatel J (1995): Les personnalite  Criminelle. Hume urs No,4,16-17



   Thực hiện:   BSCK1 Lê Văn Hiến

                                                 
BSCK1 Phạm Thị Hường



BSCK1 Nguyễn Ngọc Cường



BS Hoàng Thị Xuân



BS Trần Giang Nam



ĐDTH Nguyễn Thị Ngoan Hiền
                             
 TIN ĐƯỢC QUAN TÂM
Các rối loạn tư duy (27/3)
Các rối loạn cảm xúc (27/3)
Thông báo điều chỉnh kế hoạch ôn và thi tuyển sinh Chuyên khoa cấp I, II năm 2012 (6/7)
Đại cương về Tâm thần học (3/2)
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định phám y tâm thần (23/7)
Các rối loạn cảm giác, tri giác (27/3)
Tầm soát rối loạn lưỡng cực trên bệnh nhân trong giai đoạn mắc trầm cảm tại bệnh viện Tâm thần TW 2 (2/2)
Khái niệm căn bản về SKTT (2/2)
Báo cáo thực hiện nâng cao năng lực Cán bộ Y tế tuyến Tỉnh, tuyến Huyện-Giai đoạn 2005-2010 và năm 2011 (2/2)
Ngộ độc do ăn cá lóc sống (2/2)
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
(0251)3822965
0967.921717
TIN MỚI

 
KHAI BÁO Y TẾ
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN
THƯ VIỆN ẢNH
PHIM TƯ LIỆU
GÓC THƯ GIÃN
NHỚ VỀ BỆNH VIỆN

Đại lễ hôm nay nhớ thuở nào
Thấy tim rung động, dạ nôn nao
“Trại điên” xưa cũ còn không nhỉ?
Nơi nhốt bao người tựa nhà lao.

Xem tiếp ...
 
Cổng thông tin điện tử - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
Bản quyền Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
Địa chỉ: Đường Nguyễn Ái Quốc, KP7, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Tel(061)3822965 - Fax(061)3819187 - Email: bvtttw2@tamthantw2.gov.vn