Bệnh viện tâm thần trung ương 2
 
  TRANG CHỦ    LIÊN HỆ    GÓP Ý     ĐĂNG NHẬP
 LIÊN KẾT WEBSITE
 THỐNG KÊ WEBSITE
Lượt truy cập: 000000
  Thời sự y dược
PHÒNG NGỪA CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO THỜI TIẾT NÓNG

Thông thường vào mùa nắng nóng các bệnh tâm thần sẽ có xu hướng tăng lên. Yếu tố đầu tiên dẫn tới tình trạng này là do nhiệt độ. Bình thường cơ thể quen với việc thích nghi ở mức nhiệt vừa phải, khi nhiệt độ tăng quá cao, cơ thể không thích nghi kịp; hoặc ở một số người có thể gặp hiện tượng tiết mồ hôi, điều hòa nhiệt độ cơ thể không tốt sẽ làm thay đổi sinh hóa, làm mất cân bằng thần kinh dẫn đến rối loạn chức năng não. Từ đó gây ra tình trạng lo lắng, căng thẳng, giận dữ, mệt mỏi và mất ngủ. Đặc biệt với những người đang bệnh hoặc người đang làm việc ngoài trời cũng dễ bị tác động tiêu cực do thời tiết như: cảm giác mất sức, ăn không ngon, ngủ kém, dễ cáu gắt, khó tập trung, không kiểm soát được cảm xúc và hành vi. Nắng nóng cũng là yếu tố cộng hưởng khiến người bệnh tâm thần đã được điều trị ổn định lên cơn trở lại.

Mùa hè là mùa phát bệnh và tái phát bệnh của nhiều loại bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực và lo âu lan tỏa, cũng là mùa được ghi nhận có tỷ lệ tự sát tăng cao hơn so với các mùa khác. Điều này được giải thích là do các yếu tố vật lý không thuận lợi ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người bệnh. Nhiệt độ quá cao, độ ẩm không khí lớn, tia tử ngoại trong ánh nắng quá mạnh tác động trực tiếp đến não bộ của người bệnh. Các biểu hiện thường gặp như ăn ngủ thất thường, đau đầu, giảm nhận thức, thay đổi tâm tính, trở nên cáu kỉnh, rối loạn hành vi, gia tăng các triệu chứng tâm thần như nói nhảm, đập phá, kích động…

Phòng bệnh tâm thần phát sinh, phát triển

Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao

Tốt nhất là nên tránh những nơi có nền nhiệt độ quá cao như ngoài trời, hầm lò, bếp nấu ăn,... Ở những nơi này phải có quạt thông gió hoặc các biện pháp vật lý hạ nhiệt độ khác như quạt phun nước, quạt hơi mát...

Các đơn vị bộ đội, học sinh, các buổi thi đấu thể thao nếu có thể thì tổ chức các hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều tối, ở những nơi có bóng râm để tránh nắng. Những người làm việc ở các môi trường này phải có biện pháp chống nóng tốt nhất ví dụ như đội mũ, mặc quần áo gọn nhẹ, thoáng và uống đủ nước (khoảng 250ml nước cho mỗi giờ).

Những người vận động nhiều trong thời tiết nắng nóng nên bổ sung nước trước khi hoạt động. Và trong lúc vận động nên bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống từng ngụm nhỏ. Nước uống có thể là nước đun sôi để nguội, nước khoáng hoặc oresol. Tránh các đồ uống có cồn như bia rượu, chất kích thích. Đặc biệt lưu ý trong thời tiết nắng nóng không nên uống nước lạnh. Nước lạnh chỉ nên sử dụng khi muốn giảm nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột. Khi uống nước lạnh vào thời tiết nắng nóng dễ làm các mạch máu co thắt lại và làm các tế bào lưu thông trong máu bị giảm đi và sức đề kháng của cơ thể cũng giảm đi.

Tránh làm việc trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt

Những người phải làm việc trực tiếp ngoài trời thì phải mang mũ nón đủ dày để đội đầu tránh bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, vào mặt và vào vùng gáy. Ánh nắng mặt trời gay gắt không chỉ làm cho chúng ta thấy hoa mắt, choáng váng, đau đầu mà còn gây ra tăng thân nhiệt, tăng tích nhiệt cho cơ thể. Vì thế, người làm việc trực tiếp dưới ánh nắng cũng phải uống đủ nước như đã nói trên.

Tránh độ ẩm không khí quá cao

Độ ẩm không khí cao khiến chúng ta thấy rất khó chịu vì khó thoát mồ hôi hơn. Nên tìm cách thông khí nơi làm việc để giảm sự khó chịu cho con người.

Tránh các bệnh truyền nhiễm

Mùa hè nóng nực, có rất nhiều loại côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi... Hơn nữa, chúng ta hay uống nhiều nước nên có thể dùng phải nước và thực phẩm nhiễm mầm bệnh.

Phải tuân thủ các yêu cầu vệ sinh ăn uống, yêu cầu phòng chống các dịch bệnh của nhân viên y tế và chính quyền địa phương. Tích cực diệt ruồi, muỗi bằng các biện pháp đơn giản như khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, xử lý rác thải và chất thải để không có chỗ cho ruồi sinh sống.

Những dấu hiệu cảnh báo

Nên đưa bệnh nhân đi tái khám kịp thời để bác sĩ điều chỉnh thuốc khi bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

-         - Mất ngủ liên tục trong 2-3 ngày. Bệnh nhân chỉ ngủ được 2-3 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn;

-         -Lo lắng quá mức trong 2-3 ngày liên tiếp. Bệnh nhân lo lắng, bồn chồn mà không có lý do, họ luôn cảm thấy bất an và lo sợ những điều xấu nhất sẽ xảy ra với mình hoặc gia đình;

-         -Cáu gắt vô cớ quá mức liên tục trong 2-3 ngày;

-         -Bỏ ăn hoặc ăn rất ít;

-         -Mệt mỏi, mất năng lượng đột ngột không có lý do...

-        - Bệnh nhân thường xuyên gặp phải các hành vi rối loạn trong tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ, trở nên cáu gắt, đập phá, dễ kích động…

- C    - Có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, lo lâu, trầm cảm, có ý nghĩ tự tử hay hủy hoại bản thân…

Cách phòng ngừa

Trong thời tiết nắng nóng, với những người già, trẻ em, người có nhiều bệnh nền (đái tháo đường, huyết áp, tăng mỡ máu, béo phì…) nên hạn chế đi ra ngoài vào khung giờ từ 11 giờ đến 16 giờ. Nếu trong trường hợp phải ra ngoài nên chuẩn bị trang phục che chắn ánh nắng. Hoặc nếu phải vận động, làm việc dưới thời tiết nắng nóng phải sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thông thường vận động từ 45 phút – 1 tiếng nên nghỉ ngơi từ 5-10 phút để cơ thể điều chỉnh cân bằng trở lại.

Trang phục thường ngày nên nên tránh các loại đồ có màu đen, sậm, nên lựa chọn những loại đồ thoáng mát, màu sắc nhã, thấm hút tốt.

Uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp khoảng 2 lít nước/ngày. Đặc biệt những ngày nắng nóng cao điểm hay phải lao động mất nhiều mồ hôi thì cần bổ sung nhiều nước hơn.

Để bệnh không nặng lên

Do mùa hè trời nóng, bệnh nhân tâm thần phải uống nhiều nước hơn, vì vậy thuốc tâm thần (thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chỉnh khí sắc) sẽ bị thải trừ nhanh hơn. Vì thế, nồng độ thuốc trong cơ thể sẽ thấp hơn dù bệnh nhân vẫn uống đầy đủ liều thuốc theo quy định.

Đối với những người nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần như phụ nữ sau sinh, người có sang chấn tâm lý như mất người thân, mất việc, thất tình, bị tai nạn, bệnh tật… càng phải quan tâm để ý. Khi gặp các triệu chứng mất ngủ, căng thẳng kéo dài nên đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời.

Những gia đình có người thân từng mắc các bệnh về tâm thần, vào những ngày nắng nóng như hiện nay cần thường xuyên quan tâm, để mắt tới người mắc bệnh. Phải luôn duy trì cho bệnh nhân uống thuốc đều đặn. Tránh để bệnh nhân ở môi trường oi bức, ngột ngạt. Tránh những xúc động mạnh kích thích tâm lý đối với người bệnh như những thông tin gây sốc, la mắng, đánh đập, chế diễu khiến họ gặp các xáo trộn về tâm lý, cộng với môi trường nắng nóng, ngột ngạt càng khiến họ bị kích động gây nên những hệ lụy đáng tiếc.
 TIN ĐƯỢC QUAN TÂM
Các rối loạn tư duy (27/3)
Các rối loạn cảm xúc (27/3)
Đại cương về Tâm thần học (3/2)
Thông báo điều chỉnh kế hoạch ôn và thi tuyển sinh Chuyên khoa cấp I, II năm 2012 (6/7)
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định phám y tâm thần (23/7)
Tầm soát rối loạn lưỡng cực trên bệnh nhân trong giai đoạn mắc trầm cảm tại bệnh viện Tâm thần TW 2 (2/2)
Khái niệm căn bản về SKTT (2/2)
Các rối loạn cảm giác, tri giác (27/3)
Báo cáo thực hiện nâng cao năng lực Cán bộ Y tế tuyến Tỉnh, tuyến Huyện-Giai đoạn 2005-2010 và năm 2011 (2/2)
Ngộ độc do ăn cá lóc sống (2/2)
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
(0251)3822965
0967.921717
TIN MỚI

 
KHAI BÁO Y TẾ
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN
THƯ VIỆN ẢNH
PHIM TƯ LIỆU
GÓC THƯ GIÃN
NHỚ VỀ BỆNH VIỆN

Đại lễ hôm nay nhớ thuở nào
Thấy tim rung động, dạ nôn nao
“Trại điên” xưa cũ còn không nhỉ?
Nơi nhốt bao người tựa nhà lao.

Xem tiếp ...
 
Cổng thông tin điện tử - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
Bản quyền Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
Địa chỉ: Đường Nguyễn Ái Quốc, KP7, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Tel(061)3822965 - Fax(061)3819187 - Email: bvtttw2@tamthantw2.gov.vn