I. Việc tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực CBYT tuyến tỉnh, tuyến huyện theo nguồn Đề án 225, 47, 930 và các nguồn khác:
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 là bệnh viện đầu ngành chuyên khoa tâm thần phụ trách chỉ đạo chuyên môn cho mạng lưới sức khỏe tâm thần các cơ sở tỉnh thành phía Nam từ Đà Nẵng trở vào đến Cà Mau. Qua việc thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, chương trình mục tiêu quốc gia và đặc biệt là đề án 1816, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 nhận thấy các cơ sở tâm thần các tỉnh phía Nam không chỉ thiếu về cơ sở vật chất, mà còn thiếu cả nguồn nhân lực, thiếu cán bộ chuyên khoa tâm thần và thiếu khả năng tiếp cận chuyên môn phục vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần. Chính dựa trên nhu cầu thực tế và thông qua chương trình Đào tạo nâng cao năng lực CBYT tuyến tỉnh, huyện theo nguồn Đề án 47, 930, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 đã xây dựng và thẩm định nội dung chương trình, tài liệu đào tạo như sau: - Phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. - Hướng dẫn xử trí cấp cứu tâm thần. - Một số bệnh tâm thần thường gặp. - Triệu chứng Tâm thần học cơ bản. - Phục hồi chức năng tâm lý xã hội trong Bệnh viện tâm thần.
Dựa trên nội dung chương trình, tài liệu đào tạo đã được xây dựng và thẩm định Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 đã lập kế hoạch và triển khai thực hiện trong 2 năm 2010 và 2011, cụ thể như sau: Năm 2010: tổ chức 03 lớp tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, tỉnh Đồng Nai: nội dung Phương pháp giảng dạy cho giảng viên. 04 lớp tại các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Phước, Ninh Thuận; nội dung: Hướng dẫn xử trí cấp cứu tâm thần. Một số bệnh tâm thần thường gặp – Triệu chứng Tâm thần học cơ bản. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội trong bệnh viện tâm thần. Năm 2011: 07 lớp tại các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bình Dương, Quảng Ngãi; nội dung: Hướng dẫn xử trí cấp cứu tâm thần. Một số bệnh tâm thần thường gặp – Triệu chứng Tâm thần học cơ bản. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội trong bệnh viện tâm thần.
II. Kết quả chung về công tác đào tạo nâng cao năng lực CBYT tuyến tỉnh, tuyến huyện (theo nguồn Đề án 225, 47, 930 và tất cả các nguồn khác):
III. Đánh giá kết quả tổ chức thực hiện giai đoạn 2005-2010 và năm 2011: 3.1. Đánh giá chung: 3.1.1. Thuận lợi: Được sự ủng hộ của Bộ Y tế sử dụng hoạt động đào tạo nâng cao năng lực CBYT tuyến tỉnh, tuyến huyện tại cơ sở tâm thần phía Nam. Sự quyết tâm, nhiệt tình và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 trong công tác đào tạo. Được sự ủng hộ và phối hợp thực hiện tốt của lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Tâm thần các tỉnh và các Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội các tỉnh thành tổ chức thực hiện. Đặc biệt tinh thần tích cực ham học hỏi, nhiệt tình hăng say học tập của các học viên thuộc chương trình đào tạo. 3.1.2. Khó khăn: Chủ yếu nguồn kinh phí được cấp theo nguồn 47/930 còn hạn chế nên chưa đáp ứng thật tốt cho việc hỗ trợ nhu cầu đi lại và ăn ở cho đội ngũ giảng viên và các học viên tham gia khóa đào tạo. 3.2. Đánh giá về kết quả đào tạo nâng cao năng lực CBYT tuyến tỉnh, tuyến huyện theo Đề án 225, 47, 930: - Về chương trình đào tạo: tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu về chuyên ngành tâm thần trong và ngoài nước. Nội dung đào tạo đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng tại cơ sở. Thời gian đào tạo trong vòng 30 ngày đáp ứng nhu cầu học tập và công tác cho các học viên tại cơ sở. Phản hồi của học viên về chương trình đào tạo là tốt đáp ứng được mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn về tâm thần cho cán bộ y tế cơ sở không có điều kiện học tập nâng cao ở các chương trình đào tạo dài hạn. Năm 2010 sau chương trình đào tạo đầu tiên được thực hiện, các học viên yêu cầu thêm về kiến thức chăm sóc người bệnh tâm thần cho đối tượng điều dưỡng viên, y tá. Yêu cầu này đã được Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 bổ sung vào chương trình đào tạo năm 2011 với phần nội dung: “Hướng dẫn điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân tâm thần” - Về tổ chức khóa học: + Thuận lợi: được sự giúp đỡ rất tốt của lãnh đạo các địa phương về địa điểm tổ chức, phương tiện giảng dạy, phòng ốc. Số lượng học viên luôn từ đạt đến vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kinh phí hỗ trợ học viên 50.000 đ/ngày đáp ứng được một phần nhu cầu ăn ở và đi lại của học viên. + Khó khăn: Một số học viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, thậm chí ở các xã đảo nên đi lại có phần khó khăn nhiều chưa tổ chức được chỗ ăn tập trung, các học viên phải tìm chỗ bên ngoài đôi khi chi phí giá cao hoặc xa nơi học không thuận tiện đi lại. Kinh phí hỗ trợ học viên chỉ đáp ứng được một phần chi phí đi lại, ăn ở của học viên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. - Hình thức đào tạo và mức độ tham gia của học viên:: Nội dung hình thức đào tạo với chương trình được thực hiện trong 30 ngày đã đáp ứng được nhu cầu học tập nâng cao năng lực chuyên môn của học viên đồng thời cũng không ảnh hưởng nhiều đến công tác tại cơ sở với tình hình nguồn nhân lực còn thiếu trong ngành tâm thần phía Nam hiện nay. Chính vì vậy mức độ tham gia của học viên các lớp trong năm 2010 và 2011 đều đạt yêu cầu đề ra. Về nhu cầu đề xuất: hầu hết các tỉnh đã được tổ chức lớp đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho CBYT trong ngành tâm thần đều mong Đề án 47/930 được Bộ Y tế tiếp tục duy trì để các học viên có điều kiện được học tập nâng cao thêm các nội dung khác trong chuyên khoa tâm thần trong thời gian tới.
IV. Kiến nghị, đề xuất: Đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu tăng thêm phần kinh phí hỗ trợ đi lại, ăn ở cho đội ngũ giảng viên và học viên của chương trình đào tạo Đề án 47/930 trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện tốt cho các cán bộ tham gia giảng dạy và học tập trong thời gian tổ chức khóa học.
|