Hậu
COVID-19 là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa hậu
COVID-19 là tình trạng bệnh lý xuất hiện ở những người trong tiền sử có
nhiễm SARS-CoV-2, thường xuất hiện trong vòng 3 tháng sau khi khởi phát
COVID-19 với triệu chứng có tác động đến cơ thể và kéo dài ít nhất 2 tháng mà
không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức
khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng
quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến
sức khỏe tâm thần, thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho
bản thân, gia đình và cho xã hội.
Đa
số triệu chứng hậu COVID-19 thường gặp ở người bệnh nặng, phải nhập viện. Đặc
biệt ở nhóm phải can thiệp thở máy, phải nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực,
người cao tuổi, có nhiều bệnh nền như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì,
bệnh tim mạch, nghiện hút thuốc lá, nghiện rượu, bệnh thận mạn tính…
Các
triệu chứng báo hiệu tình trạng hậu COVID-19
Có
hơn 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh
nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến
nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di
chứng kéo dài như sốt nhẹ, đau tức ngực, tim đập nhanh, xơ phổi, khó thở, khi
leo cầu thang thường có cảm giác bị hụt hơi, ho kéo dài, giọng nói thay đổi, mệt
mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, rối loạn nội tiết,… Có trường hợp xuất hiện rối loạn
tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị
giác hoặc khứu giác, phát ban…
Người
bệnh trong giai đoạn hậu COVID-19 cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh
như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc
ngủ, thức giấc giữa đêm, suy giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng.
Khỏi COVID-19 vẫn cần quan tâm sức khỏe!
Sau
khi điều trị COVID-19 người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe
toàn diện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng, chăm sóc tinh thần
và giấc ngủ.
§ Tập
thở: Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở
ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày. Những bài tập thở sẽ
giúp bạn phục hồi chức năng phổi, giảm tình trạng khó thở, đồng thời có thể tạo
cảm giác bình tĩnh, giảm căng thẳng.
§ Tập
thể dục: Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như
đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh, đảm bảo 30
phút hàng ngày nhằm tăng độ phục hồi cho phổi.
§ Đi
bộ: Đi bộ là biện pháp vận động cơ nhẹ nhàng, giúp
cơ thể tăng cường trao đổi chất sau khỏi bệnh. Có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày,
sau đó tăng dần thời gian đi bộ hoặc đi bộ 10.000 bước/ngày.
§ Dinh
dưỡng đúng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là cách
đơn giản giúp nhanh chóng hồi phục và tăng sức đề kháng. Nên bổ sung nhiều loại
thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein; chia bữa ăn thành 3-5 bữa nhỏ mỗi
ngày để cơ thể hấp thụ được toàn bộ và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần
ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống
sữa, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như cá, tôm, cua, hào,
nghêu, sò…
§ Chăm
sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư
giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình
thường./.
|